Du lịch Tam Chúc một ngày về với chốn bồng lai

Tam Chúc là một khu du lịch cấp quốc gia ở Việt Nam rộng khoảng 5100 ha. Trong đó có hệ thống công trình văn hoá thể thao được cải tạo xây dựng hài hoà với thiên nhiên cụ thể là Hồ Tam Chúc. Du lịch Tam Chúc đang phát triển mạnh, chùa trực thuộc tỉnh Hà Nam hiện nay đang thu hút rất nhiều khách du lịch.

Có sự định hướng phát triển rõ ràng, định hướng du lịch tâm linh tại Việt Nam, điểm nhấn là ngôi Chùa Tam Chúc với quy mô xây dựng là ngôi chùa lớn nhất thế giới khi hoàn thiện. Ngay thời điểm hiện tại vẫn đang dần hoàn thiện và đón tiếp du khách cũng như tín đồ thập phương về thăm quan và hành hương nơi đây. Mời các bạn hãy cùng diadiemvui.net tham gia khám phá nơi này bạn nhé.

Vậy Chùa Tam Chúc ở đâu?

Khu du lịch Tam Chúc hay ngôi chùa Tam Chúc hiện nay địa giới thuộc Xã Ba Sao, Huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam. Di chuyển từ trung tâm thành phố Hà Nội chỉ khoảng 70km là bạn đã đến được nơi đây. Dựa vào địa thế thiên nhiên ưu đãi Chùa Tam Chúc đã được cải tạo xây dựng thành 1 quần khu quần thể du lịch tâm linh với quy mô vô cùng lớn, vẫn đang trong quá trình xây dựng tổng diện tích hiện nay đã lên tới hơn 500 ha. Dự kiến còn được tiếp tục xây dựng thêm nhiều công trình quy mô hoành tráng vào thời gian tới.

Du lịch Tam Chúc một ngày về với chốn bồng lai
Du lịch Tam Chúc một ngày về với chốn bồng lai

Đi chùa Tam Chúc bằng cách nào?

Hướng dẫn đi Chùa Tam Chúc thuận lợi nhất cho bạn. Chùa Tam chúc nằm ngay trên tỉnh lộ DT74 trực thuộc Tỉnh Hà Nam hiện nay giao thông rất thuận lợi cho du khách thập phương tới nơi đây. Các tỉnh khác bạn có thể di chuyển theo quốc lộ 1A và vào tỉnh lộ DT74, hoặc tìm tới quốc lộ QL21A và di chuyển vào tỉnh lộ DT74.

Với du khách xuất phát từ Hà Nội có thể dễ dàng đến với Chùa Tam Chúc bằng nhiều phương tiện khác nhau vì cung đường rất gần cụ thể có thể đi bằng xe máy, ô tô rất gần, hoặc lựa chọn phương tiện công cộng như xe bus tới Phủ lý và đi xe trung chuyển lên chùa Tam Chúc chỉ thêm 20 km. Hoặc có điều kiện hơn bạn có thể sử dụng dịch vụ của các đơn vị lữ hành đi và về đưa đón tận nơi có hướng dẫn viên cho chuyến đi của bạn.

Đi Tam Chúc bằng xe máy

Mời các bạn tham khảo cách đi Chùa Tam Chúc từ Hà Nội bằng xe máy của các phượt thủ chia sẻ trên các diễn đàn. Cụ thể bạn tìm đường hướng ra đường Giải Phóng – Đi về phía nam qua Bến Xe nước Ngầm hướng về Thường Tín – Phú Xuyên Hà Nam. Tiếp đến trên quốc lộ 1A thì chạy về Hướng Phủ Lý. Rẽ vào đường quốc lộ 21 chỉ chạy khoảng 10km nữa là tới Chùa Tam Chúc cung đường rất dễ đi và dễ tìm.

Đi Tam Chúc bằng ô tô

Đi Tam Chúc bằng ô tô cá nhân bạn cũng có thể lựa chọn cung đường trên bởi với mật độ giao thông hiện tại bạn có thể di chuyển tương đối dễ dàng. Tuy nhiên để đi nhanh hơn với ô tô bạn có thể rẽ vào cao tốc Pháp Vân – Cầu rẽ. Ra nút giao Cầu Giẽ vào đường 1 cũ sau đó là rẽ vào quốc lộ 21 di chuyển thêm khoảng 10km là bạn đã đặt chân tới Cổng chùa Tam Chúc. Hoặc cung đường tối ưu hơn là đi như cung đường trên nhưng ra tại nút giao Liêm Tuyền về Phủ Lý. Sau đó lên quốc lộ 21 và di chuyển thêm 10km là tới. Đây được cho là cách di chuyển tối ưu vì ít phải di chuyển cùng xe máy lên bạn có thể di chuyển nhanh tiết kiệm thời gian hơn.

Đi tam chúc bằng xe bus

Xe bus đến chùa Tam Chúc hiện chưa có tuyến thuận lợi để phục vụ cho khách từ Hà Nội để đến được nơi đây bạn sẽ phải bắt ít nhất 2 chuyến. Tuyến thứ nhất là tuyến bus 206 xuất phát từ bến Giáp Bát – điểm đến Phủ Lý và bạn sẽ phải trung chuyển đến chùa.

Nên đi Chùa Tam Chúc khi nào?

Đi du lịch dã ngoại thăm quan hành hương điều quan trọng nhất là thời tiết và không khí bởi Chùa Tam Chúc nằm ở miền Bắc có khí hậu cận nhiệt đới 4 mùa. Và bạn có thể đến đây cả 4 mùa tuy nhiên chỉ có mùa xuân sau khi ăn tết xong đến đây bạn sẽ được trải nghiệm hoà mình vào nhiều lễ hội náo nhiệt, không khí mát mẻ trăm hoa đâm trồi nẩy lộc sức xuân rực rỡ háo hức như tô điểm hoàn hảo thêm cho cảnh vật thiên nhiên con người nơi đây. Tức là thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch.

Còn thời điểm nữa bạn có thể cân nhắc ghé thăm là từ tháng 8 đến tháng 11 không khí dịu mát mùa sen nở rực rỡ cũng là một thời điểm tốt cho du khách thập phương tới nơi đây. Còn đến đây các mùa khác bạn nên xem thời tiết để chuẩn bị hành trang cho mình.

Xem thêm: Du lịch chùa hương thông tin chi tiết nhất

Giờ mở cửa đón khách của chùa Tam chúc từ 8h đến 21h hằng ngày vì vậy bạn có thể tính toán 1 hành trình hợp lý cho chuyến đi của mình. Kinih nghiệm cho thấy lên dành thời gian nguyên ngày ở nơi đây bạn sẽ cảm nhận được hết cái đẹp cái linh thiêng huyền ảo nơi đây.

Đi chùa Tam Chúc nên mặc gì

Như các điểm du lịch Tâm linh khác thì Chùa Tam Chúc là địa điểm linh thiêng muốn thăm quan nơi này bạn nên chuẩn bị lịch sự không mặt quần áo quá ngắn hoặc hở nhiều da thịt. Trong quá trình thăm quan quãng đường phải đi bộ khá xa vì vậy đi giày thể thao, dép qoai hậu hay giày bệt là một sự lựa chọn tối ưu trên hành trình của bạn.

Chi phí đi Chùa Tam Chúc?

Thông thường một chuyến đi chi phí nhiều hay ít phụ thuộc phần lớn vào sự lựa chọn dịch vụ của bạn ngoài chi phí cố định. Cách thức bạn di chuyển, dịch vụ bạn muốn trải nghiệm. Mình xin sơ qua các chi phí cố định khi đến nơi đây.

Khi đến Tam Chúc phí gửi xe máy: 15k/xe, và 50k xe ô tô ngay tại cổng.

Sau gửi xe vé Chùa Tam Chúc có 2 lựa chọn cho bạn. Bạn lựa chọn đi thuyền: 200k/người/ lượt đi về hoặc di chuyển bằng xe điện: 90k/người/lượt đi về.

Và để phục vụ du khách thì gần bãi đỗ xe, bước xuống xe sẽ có các quầy bán đồ ăn nước uống với chi phí cũng phải chăng vì vậy bạn cũng không cần mang vác lỉnh kỉnh đồ đạc từ nhà đi. Ngoài ra còn có rất nhiều quầy bán các sản vật các đặc sản vùng miền hay quà lưu niệm phục vụ khách hàng, hãy mua khi ra về để đỡ mất công mang vác trong quá trình lên chùa thăm quan bạn nhé.

Sắm lễ đi chùa Tam Chúc

Ngoài du khách có nhu cầu đi du xuân thưởng ngoạn cảnh đẹp thì du khách với nhu cầu đi hành hương lễ phật cũng chiếm tỉ lệ lớn nơi đây. Sau đây diadiemvui.net xin gợi ý với các bạn một vài thông tin về sắm lễ khi đi chùa Tam chúc.

Khi dâng cúng ngoài nghi lễ còn phẩm vật để thần phật thấy được tấm lòng thành kính của người dâng. Cho nên dù nhiều ít, ngon dở tốt xấu đều nên là thật để Phật, các vị Tôn thần chứng. Một số lễ thường được dân cúng tại đây như. Lễ chay hương, hoa, đăng, trà, quả, vàng mã. Lễ mặn gà, lợn, giò, chả … Ngoài ra bạn có thể lễ đồ sống, Cỗ mặn sơn trang, Lễ ban thờ cô, thờ cậu, Lễ thần Thành Hoàng tuỳ theo nhu cầu mà bạn nên tìm hiểu và chuẩn bị kỹ để có được sự đầy đủ thành kính nhất dâng nên các bậc thánh thần.

Cảnh đẹp chùa Tam Chúc

Nhà khách Thủy Đình

Khi bạn ghé thăm nơi đây nhà khách thuỷ đình sẽ là nơi đầu tiên bạn ghé. Sự độc đáo và hoành tráng khiến du khách thường chọn làm điểm chụp ảnh checkin cũng là điểm để mua vé lên thuyền và tham quan.

Thuỷ đình chùa Tam Chúc

Như là người tiếp đón Nhà khách Thủy Đình được bày trí rất trang nghiêm mang lại không khí tâm linh cho du khách. Trên tường là các bức tranh giới thiệu cảnh quan toàn cảnh của khu du lịch tâm linh Tam Chúc bạn có thể tìm hiểu sơ bộ tại đây trước khi vào chùa đề có nhiều thông tin hữu ích (lý thuyết đi với thực hành).

Cổng Tam Quan chùa Tam Chúc

Sau khi đi thuyền hoặc xe điện cụ thể bạn sẽ đến công tam quan trước cổng là bến thuyền và điểm trả khách của xe điện. Xây dựng với kiến trúc độc đáo đẹp mắt quy mô hoành tráng trinh phục hoàn toàn du khách. Và hai bên cổng Tam quan là 2 con đường giúp bạn đi lên các chính điện lớn của chùa để tiếp tục hành trình của mình.

Vườn Cột Kinh

Sau khi qua cổng tam quan bạn sẽ đi qua 32 cột Kinh hay còn gọi là Vườn Cột Kinh linh thiêng. Mỗi cột đều được điêu khắc tinh xảo các văn tự kinh thư quý hiếm, các lời phật dậy nổi tiếng. Về mặt vật lý mỗi cột nặng chừng 200 tấn, được làm từ đá xanh vận chuyển từ vùng đất xứ Thanh. Cấu tạo chân cột là đài sen mang thân cột hình lục giác đỉnh cột là hình nụ sen.

Vườn Cột Kinh linh thiêng chùa tam chúc

Điện Quan Âm – chùa Tam Chúc

Sau khi đi qua vườn cột kinh bạn sẽ đến Điện Quan Âm. Thờ quan âm bồ tát nghìn tay nghìn mắt. Bức tượng nguy nga, tôn nghiêm hoành tráng làm tâm hồn bạn như được gột rửa. Trong điện bày trí nhiều điển tích điển cố với bức phù điêu quý giá được lấy từ đá núi lửa tại Indonexia.

Điện pháp chủ

Điện thờ phật thích ca mâu ni, chính giữa là pho tượng phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á ( và nó nặng 200 tấn ). Kiến trúc chính là 2 tầng mái cong đền chùa truyền thống thời xưa nhưng quy mô hoành tráng hơn cụ thể nó cao 31 mét và mặt sàn của điện rộng tới 3.000 mét vuông.

Điện Tam Thế – chùa Tam Chúc

Sau điện pháp chủ là Điện Tam Thế. Thờ ba tam thế là quá khứ, hiện tại, tương lại. Ba pho tượng phật lớn được làm bằng đồng toạ lạc giữa chính điện. Mỗi pho tượng đều có những kỷ lục đáng được tự hào tại Việt Nam.

Ba pho tượng tam thế bằng đồng chùa Tam Chúc

Cây bồ đề linh thiêng

Cũng trong cụm công trình còn có một cây Bồ Đề được trích ra từ cây Bồ Đề 2125 năm tuổi của đất nước Sri Lanka trồng trước điện Tam Thế. Cây bồ đề này đã được chiết từ Bồ Đề thiêng ở Bodh Gaya – Ấn Độ nguồn gốc của đạo phật.

Các bức phù điêu trong Phật điện Tam Chúc

Các bức phù điêu đều được tạo tác từ đá lấy từ núi lửa Indonesia. Sau khi tạo tác tại đây thì được chuyển về chùa và lắp ráp lại thành bức tường. Kể về câu chuyện về cuộc đời Đức Phật để chúng phật tử được chiêm nghiệm mở rộng lòng mình hướng về phật pháp.

Chùa Ngọc chùa tam chúc

Lên cao và đi qua Tam Điện chính bạn sẽ đến được Chùa Ngọc. Ngôi chùa có nhiều nét đặc trưng và kiến trúc riêng biệt cụ thể nó được xây dựng hoàn toàn từ đá granit và các mối lối không dùng tới bê tông. Vì vậy dù diện tích rất kiêm tốn mặt sàn chỉ 13m2 nhưng nặng khoảng 2000 tấn.

Đình Tam Chúc

Một công trình cần kể tới nữa là Đình Tam Chúc ngôi đình thờ Hoàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt. Xây dựng độc đáo nằm giữa hồ nước rộng lớn mênh mông. Đình Tam Chúc hiện nối với chùa Tam Chúc bởi  một cây cầu dích dắc bắc ngang qua hồ Lục Ngạn lên thơ. Thiên nhiên tạo tác là một cảnh vật tuyệt vời mặt hồ có 6 quả núi nhỏ nhô lên như tô điểm chấm phá thêm cho không gian tuyệt đẹp.

Hồ Lục Ngạn là hồ nước tự nhiên lớn nhất nước ta còn được bảo tồn đến ngày nay. Môi trường sống của sinh vật hầu như được bảo tồn hoàn toàn tự nhiên, có rất nhiều sen dưới hồ vì vậy vào mùa sen nở bạn sẽ được cảm nhận khung cảnh thần tiên hương thơm ngây ngất.

Đình Tam Chúc đường zic zắc và Hồ lục Ngạn

Tham quan Chùa Tam Chúc 1 ngày từ Hà Nội

Sáng ăn sáng xong và xuất phát từ Hà Nội khoảng 8h di chuyển tới chùa Tam Trúc khoảng 10h sang.

Vào cổng bạn gửi xe  tại bãi xe lớn tại cổng vào của chùa. Xuống xe nghỉ ngơi chỉnh trang trang phục cá nhân chuẩn bị hành trình đồ lễ tham quan khám phá lễ phật.

Bạn có thể chọn di chuyển bằng 2 cách 1 là xe điện (90 nghìn 2 chiều) hoặc đi thuyền hết 200 nghìn. Tuy nhiên nếu đi bằng thuyền sẽ tham quan được đình Tam Chúc, Cầu zic zắc và qua hồ Lục Ngạn (nên đi thuyền và lúc về di chuyển bằng xe điện là cung đường hợp lý).

Tham quan và lễ phật tại tam bảo điện khi đi qua vườn cột kinh và kết thúc ở Chùa Ngọc ở vị trí cao nhất. Khi lên tới đỉnh còn có thể ngắm được tổng thể cảnh quan khu du lịch tâm linh chùa Tam Chúc. Cảnh đẹp huy hoàng rực rỡ sông núi nên thơ như ngắm nhìn Vịnh Hạ Long trên cạn.

Các bạn trẻ chỉ cần mất tầm 45p là có thể lên tới đỉnh cao nhất và buổi chiều tà có thể được ngắm hoàng hôn đẹp mê li mà ít người có thể bắt gặp trong đời.

Chùa Ngọc điểm cao nhất quần thể chùa Tam chúc

Khoảng 5h chiều kế thúc hành trình về với Hà Nội.

Tuỳ theo trên hành trình đoàn của mình mà bố trí ăn trưa nhẹ hợp lý gọn gàng vệ sinh và buổi trưa kết hợp nghỉ ngơi.

Các lưu ý vãn cảnh Chùa Tam Chúc

Trang phục gọn gàng sạch đẹp kín đáo, dữ ấm và giầy để leo đi bộ lên cao, có túi chắc chắn bảo vệ tài sản cá nhân. Các bạn trẻ muốn chụp ảnh hay ngắm hoàng hôn thì canh vào buổi triều tà trên đỉnh núi để được ngắm cảnh, chỉ cần đi vào đầu giờ chiều xuất phát tại cổng tam quan là hợp lý nhất.

Diadiemvui.net chúc bạn có một hành trình thuận lợi với các thông tin chúng tôi cung cấp ở trên. Nếu có gì chưa ổn và cần bổ sung hãy commen bên dưới để hỗ trợ những bạn đọc khác bạn nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và chúc bạn nhiều sức khoẻ để tiếp tục hành trình của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *