Du lịch Yên Tử 2022 hành trình trở về cội nguồn

Du lịch Yên Tử là một hành trình du lịch tâm linh hành hương thú vị trở về với cội nguồn. Hãy 1 lần đặt chân tới nơi đây để cảm nhận cái hay cái đẹp cái linh thiêng của hôn thiên sông núi. Cảm nhận được cõi linh thiêng ngọn nguồn của thiền phái thiền viện trúc lâm.

Du lịch Yên Tử 2022 hành trình trở về cội nguồn
Du lịch Yên Tử 2022 hành trình trở về cội nguồn

Núi Yên Tử ở đâu? Yên tử thuộc tỉnh nào?

Núi Yên Tử hay còn gọi là Yên Tử Sơn chính là tên một dãy núi về hành chính hiện nay nó trải dài trên địa bàn 3 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương. Trong đó khu danh thắng Yên Tử nay thuộc địa phận Quảng Ninh và Bắc Giang và nó lằm trên ngọn núi cao nhất trong toàn bộ dãy.
Yên tử cao bao nhiêu? Hiện nay bằng phép đo đạc chính xác cho biết Núi Yên Tử cao 1.068m so với mực nước biển. Địa hình đồi núi tạo ra hệ thống động thực vật phong phú và đa dạng. Cũng chính vì vậy nó đã được nhà nước công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên sinh quyển cấp quốc gia.
Đặc biệt Yên Tử được biết đến nhiều hơn bởi nó được mệnh danh là cái nôi của dòng phật giáo thiền Trúc Lâm Yên Tử. Bởi xưa kia chính vua Trân Nhân Tông đã tu tập nơi đây và sáng tạo ra thiền phái này. Ông đã quy tụ được nhiều phật tử cùng về tu hành nơi đây. Và hiện nay nó được coi là điểm đến không thể thiếu được của du khách thập phương và các tín đồ phật tử khi đến với vùng đất Quảng Ninh du lịch hay tìm về với cõi thanh tịnh.

danh thắng Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh
danh thắng Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh

Ngày nay du khách được biết đến nhiều hơn với Tây Yên Tử thuộc tỉnh bắc Giang và danh thắng Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Yên Tử Quảng Ninh

Hiện nay cả Quảng Ninh và Bắc Giang đều khai thác du lịch tâm linh tại danh thắng này. Tuy nhiên Yên Tử Quảng Ninh thì được nhiều người biết đến hơn và chọn làm hướng đi nhiều hơn. Bởi có truyền thống hơn và cơ sở vật chất cũng tốt hơn.
Hiện này tại đây đã hoàn thiện hệ thống di chuyển tương đối thuận lợi cho khách hành hương. Các con đường di chuyển lên núi, hệ thống cáp treo cũng đã được hoàn thiện. Các nhà hàng khách sạn mọc lên san sát phục vụ nhu cầu ăn uống nghỉ ngơi hoàn toàn đáp ứng được.
Hệ thống chùa yên tử Quảng Ninh
Theo dòng lịch sử phát triển ngày nay đã đa dạng các cụm công trình như: Chùa Trình, Chùa Suối Tắm, Chùa Cầm Thực, Chùa Lân – Thiền Viện trúc lâm, chùa giải oan, Vườn Tháp Huệ Quang (Tháp Tổ), Chùa Hoa Viên, Chùa Một Mái, Chùa Bảo Sái, Chùa Vân Tiêu, Chùa Đồng, … và nhiều cụm công trình hoành tráng gần đây được xây dụng phục vụ du khách hành hương hàng năm.

Yên Tử Bắc Giang

Yên Tử Bắc Giang hay còn gọi là Tây Yên Tử là Khu du lịch tâm linh – sinh thái. Ngày nay cũng được đầu tư bài bản bao gồm quần thể công trình các di tích lịch sử, văn hóa, các danh lam thắng cảnh. Nó chủ yếu nằm ở phía tây và bắc của dãy núi Yên Tử n gày nay.
Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử nó là tái hiện lại con đường phật pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Bao gồm các danh thắng như Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Mã Yên, Hòn Tháp, Hồ Bấc, Chùa Am Vãi …

Vậy nên đi yên tử vào thời gian nào trong năm.

Tùy theo sở thích của bạn tuy nhiên thời điểm nhộn nhịp nhất của Yên Tử là từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Đây chính là mùa lễ hội của Yên Tử. Đến đây vào thời điểm này cảnh sắc và không khí tươi vui của buổi đầu xuân sang. Bạn sẽ được tham gia vào nhiều các hoạt động du lịch tâm linh phong phú đa dạng không khí lễ hộp ngập tràn.

Tượng Phật Hoàng Tran Nhan Tong bằng đồng uy nghiêm
Tượng Phật Hoàng Tran Nhan Tong bằng đồng uy nghiêm

Còn với các bạn chỉ muốn yên tĩnh tìm về cội nguồn của phật pháp, tĩnh tâm thì có thể lựa chọn ngoài thời điểm lễ hội. Lúc này Yên Tử thường vắng vẻ hơn nó như được trả lại không gian yên tĩnh, không khí nắng dịu trong trẻo.

Hướng dẫn bạn đường đi đến Yên Tử

Hiện nay giao thông phát triển thuận lợi có rất nhiều cách để đến với Yên Tử. Bạn có thể lựa chọn đa dạng các loại phương tiện để đến đây. Tùy quãng đường xa hay gần để lựa chọn phương tiện di chuyển từ phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô. Đến phương tiện công cộng như xe buýt.
Các tỉnh gần như Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh đi Yên Tử bằng phương tiện cá nhân là thuận lợi nhất. Xe máy có thể vừa đi vừa ngắm cảnh trời mây non nước hữu tình.
Đa số các du khách thập phương sẽ xuất phát từ Hà Nội. Bạn chọn cao tốc Hà Nội bạn đi Bắc Ninh tới quốc lộ 18, và chỉ việc chạy thẳng sẽ tới đền Trình. Tiếp tục đi theo biển chỉ dẫn khoảng 10 km sẽ tới Yên Tử. Các tỉnh Thái Bình, Nam Định đi quốc lộ 10 hướng Hải Phòng sau đó đi tới Uông Bí (đoạn ngã ba giao quốc lộ 10 và quốc lộ 8 rồi rẽ trái là tới đền Trình. Và cũng theo biển chỉ dẫn để tới Yên Tử.
Nếu bạn chọn xe khách (xe đò) thì chọn xe khách đi Cẩm Phả, Móng Cái … Nhớ dặn cho xuống đền Trình ở quốc lộ 18. Tại đây bắt tiếp xe bus thường hoặc xe bus của Tùng Lâm để lên Yên Tử.

Vãn cảnh Yên Tử đầu năm – Video Hải Phòng Trong Tôi

Xe khách tuyến Móng Cái Hạ Long Tiên Yên Quảng Ninh đi Gia Lâm Giáp Bát Mỹ Đình Hà Nội và ngược lại

Xe khách Cẩm Phả Bãi Cháy Uông Bí Quảng Ninh đi Gia Lâm, Giáp Bát Mỹ Đình Hà Nội và ngược lại

Xe khách Cửa Ông Quảng Ninh đi bến xe Gia Lâm Giáp Bát Mỹ Đình Hà Nội và ngược lại

Sơ lược các điểm tham quan ở Yên Tử

Ngay trên đường vào bạn đã đi qua Suối Giải Oan dòng suối trong xanh mát rượi. Nơi có cây cầu đá xanh dài 10m mang vẻ đẹp cổ kính, vững chãi.
Chùa Trình hay còn gọi là đền Trình: Tên gọi như là nơi trình diện phủ bớt bụi trần trước khi lên Yên Tử tham bái.
Công trình hoành tráng mới được xây dựng thêm và cải tạo thiền viện Trúc Lâm Yên Tử. Địa danh để nghiên cứu học tập sâu về Phật Pháp và dòng thiền trúc lâm của các nhà sư và những người tu hành. Nếu có nhiều thời gian bạn cũng có thể tham quan và nghiên cứu tại đây.
Tiếp đến là Cầu Giải Oan và chùa Giải Oan. Xưa kia vì không lay chuyển được ý định quy y của nhà vua mà các phi tần và cung nữ của Vua đã tự vẫn tại nơi đây để 1 lòng theo vua.
Địa danh Tháp Huệ Quang ngày nay đang thờ cúng và cất giữ một phần xá lị của vua Trần Nhân Tông. Chùa Hoa Yên: Đây được coi là chùa trung tâm và nó có ý nghĩa lớn khu di tích Yên Tử. Nơi đây khi xưa Phật Hoàng giảng đạo cho các phật tử.
Và các công trình khác Chùa Một Mái: Thờ Phật Quán Thế Âm bồ tát. Chùa Bảo Sái: nơi Phật Hoàng nhập niết bàn và Chùa Vân Tiêu dành cho các phật tử tu luyện.
Trên con đường lên đỉnh bạn sẽ gặp An Kỳ Sinh bức tượng đá tượng trưng cho vị tu sĩ hóa đá. Kế đó là bức tượng Phật Hoàng bằng đồng uy nghiêm.

Ngôi chùa chế tác hoàn toàn bằng đồng trên đỉnh núi
Ngôi chùa chế tác hoàn toàn bằng đồng trên đỉnh núi

Điểm cuối là Chùa Đồng. Ngôi chùa chế tác hoàn toàn bằng đồng. Và là ngôi chùa cao nhất lằm trên đỉnh núi. Với độ cao hơn 1000 m so với mực nước biển.Yên tử bao nhiêu bậc

Nhiều du khách sau khi leo thấy mệt mỏi đều tự thắc mắc Yên tử cao bao nhiêu bậc nhỉ? Hay lên đỉnh bao nhiêu bậc? Thực ra không hề có con số chính xác cho câu hỏi này. Giữa các điểm danh thắng có những tầng lớp các bậc. Do quá trình di chuyển của du khách cũng được tôn tạo lại, và các bậc ở những vị trí không được xây dựng cũng không rõ ràng. Vì vậy số liệu cũng luôn thay đổi.
Tuy nhiên để leo được tới đỉnh bạn phải có sự chuẩn bị tốt về thể lực. Với những người có sức khỏe dưới trung bình phải nghỉ ngơi nhiều trên hành trình nên đỉnh núi. Bởi nó là con đường gian nan đòi hỏi kiên trì và thể lực tốt.

Đi Tham quan Danh Thắng Núi Yên Tử 1 ngày bạn nên chọn hành trình sau.

Vì là hành trình 1 ngày nên bạn nên bố trí thời gian đi từ sớm để tới Yên Tử khoản 7h sáng cho hành trình của mình. Tham quan các địa điểm lần lượt từ ngoài vào như Thiền viện – cầu Giải Oan. Tiếp tục trên hành trình là chùa Giải Oan – chùa Hoa Yên – chùa Một Mái – chùa Bảo Sái – An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng – Tới đỉnh là chùa Đồng. Chọn đường về khác đường lên để tham quan được An Kỳ Sinh – chùa Bảo Sái. Sau đó xuống cáp treo. Bạn có thể lựa chọn mang theo thức ăn để chủ động thời gian hoặc nếu chọn ăn tại Nhà Hàng thì phải xuống sớm và dùng bữa tại Nha Hàng. Hành trình leo lên và xuống tham quan lễ phật nhanh hết khoảng 5h00 chậm thì 8h00.

Xem thêm: Du Lịch Quảng Ninh

Các chi phí giá vé dịch vụ khi đến với Yên Tử

Giá vé xe điện từ bãi đỗ xe vào chân núi 10 nghìn/đồng lượt. Vé vào cửa 20 nghìn/đồng lượt. Vé cáp treo toàn tuyến 350 nghìn/1 lượt. Hoặc bạn có thể lựa chọn theo tuyến giá sẽ đắt hơn (cáp treo mở cửa từ 5h đến 20h mùa lễ hội, còn ngày thường từ 7h đến 18h). Trẻ em dưới 1,2 m và người trên 70 tuổi miễn vé (mang theo giấy tờ tùy thân).
Các dịch vụ khác dịch vụ lưu trú tại Yên Tử từ 150-500 nghìn/1 phòng tùy địa chỉ. Dịch vụ ăn uống suất ăn từ 40-80k/1 suất hoặc đặt theo món tại nhà hàng.

Đặc sản khi đi Yên Tử nên mua

Măng trúc tươi Yên Tử: Được bán dọc khắp trên con đường lên và xuống núi. Được người dân khai thác tự nhiên tại đây. Đặc điểm thon dài nhỏ, thịt chắc, ăn sẽ bùi, thơm bạn có thể thử ngay tại chỗ. Mua về luộc ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ngon khác.
Rượu mơ Yên Tử: Vị nhẹ thanh, độ cồn thấp. Ngâm bằng mơ tự nhiên ở đây nên hương vị thơm ngon giải khát khi uống cùng đá và bổ dưỡng cho sức khỏe khi dùng.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết về du lịch Yên Tử. Hành trình về với đất phật hãy đọc và tham khảo thông tin để có một chuyến đi thú vị hơn. Mang đầy đủ ý nghĩa hơn để có nhiều giây phút trải nghiệm mới mẻ hơn. Diadiemvui.net chúc bạn có 1 chuyến đi hài lòng. Tham khảo các bài viết khác trên website của chúng tôi bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *