Hành trình Du lịch Hải Dương thông tin đầy đủ đến bạn
Ngày nay hành trình Du lịch Hải Dương đã cực kỳ phong phú và hấp dẫn du khách. Thế mạnh vùng đất Hải Dương có vị trí gần trung tâm kinh tế chính trị phía bắc là Hà Nội. Có nguồn khách hàng đa dạng phong phú. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho Hải Dương phát triển mạnh các loại hình du lịch như du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Đến với Hải Dương bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị độc đáo. Nhất là phong cảnh bình yên cùng các di tích lịch sử lâu đời. Bài viết sau của diadiemvui.net sẽ mang tới cho bạn thông tin đầy đủ nhất về du lịch Hải Dương. Để bạn có những chuẩn bị chi tiết cho hành trình khám phá hấp dẫn này.
Nội dung
- 1 Đến Hải Dương mùa nào đẹp nhất
- 2 Cách di chuyển tới Hải Dương
- 3 Các điểm thăm quan nổi tiếng tại Hải Dương
- 3.1 Đảo Cò Chi Lăng Nam
- 3.2 Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc
- 3.3 Văn miếu Mao Điền “quốc học” thứ 2 Việt Nam ta
- 3.4 Địa danh Đền Đươi
- 3.5 Chùa Thanh Mai trung tâm phật giáo một thời
- 3.6 Quần thể di tích lịch sử văn hóa danh nam An Phụ
- 3.7 Di tích Động Kính Chủ
- 3.8 Chùa Giám nơi chứa cửu phẩm Liên Hoa sơn thon thiếp vàng bảo vật quốc gia
- 4 Các làng nghề truyền thống tại Hải Dương bạn nên ghé thăm
- 5 Đặc sản tại Hải Dương
Đến Hải Dương mùa nào đẹp nhất
Hải Dương mang khí hậu của miền Bắc đặc trưng. Bạn có thể đến đây vào bất kỳ mua nào trong năm. Nhưng nếu có điều kiện hãy đến đây vào mùa lễ hội từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch hàng năm. Đến đây vào mùa này ngoài việc ngắm cảnh sắc thiên nhiên thay da đổi thịt bạn còn được hòa mình vào không khí lễ hội sôi động.
Bởi Hải Dương là vùng đất truyền thống nơi có nhiều đền chùa, di tích lịch sử quan trọng của dân tộc. Nên các lễ hội sẽ diễn ra tuần tự suốt từ tháng 1 đến tháng 3 bạn có thể tha hồ tham gia. Ngoài ra bạn có thể đến đây vào mùa vải thiều khoảng tháng 6. Hay mùa hoa hướng dương (tháng 10), mùa hoa dã quỳ nở (tháng 12). Đối với du khách ưa thích checkin chụp ảnh. Đến đây vào những thời điểm đặc biệt này bạn có thể bắt chọn những khoảng khắc đẹp hiếm thấy.
Cách di chuyển tới Hải Dương
Hiện tỉnh Hải Dương chỉ cách Hà Nội khoảng 60 km đi theo hướng Đông Nam. Hạ tầng giao thông đã phát triển rất mạnh bạn có thể dễ dang đến với Hải Dương bằng nhiều cách. Có thể dùng xe cá nhân, xe khách, xe limousine, hay tàu hỏa … đều rất thuận tiện.
Bạn có thể tham khảo thông tin các phương tiện theo các đường liên kết sau:
Thông tin xe Limousine tuyến Hải Dương đi Hà Nội và ngược lại
Thông tin xe khách Hải Dương đi Mỹ Đình Yên Nghĩa Giáp Bát Nước Ngầm Gia Lâm Hà Nội
Xuất phát từ Hà Nội phương tiện công cộng thì kinh tế nhất là đi xe bus, trung bình là xe khác, chi phí cao hơn là các hãng xe Limousine. Bạn có thể chọn đi Tàu Hỏa xuất phát tại Ga Long Biên (cuối tuần thì ở Ga Hà Nội) dừng ở ga Phú Thái, Hải Dương, Cẩm Giàng điểm cuối là Hải Phòng. Phương tiện cá nhân thì bạn qua Cầu Thanh Trì hướng theo quốc lộ 5, Cao tốc Hà Nội Hải Phòng để hướng về Hải Dương chỉ hơn 1h đồng hồ.
Các điểm thăm quan nổi tiếng tại Hải Dương
Đảo Cò Chi Lăng Nam
Địa điểm nay thuộc xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện Tỉnh Hải Dương. Là địa điểm rộng lớn tổng diện tích lên tới hơn 31 nghìn ha. Được ghi nhận là khu sinh sống của khoảng 12 nghìn cá thể cò và hơn 5 nghìn cá thể vạc. Nhiều chủng loại quý hiếm được ghi vào sách đỏ được bảo vệ toàn phần. Các chủng loài cò chính hiện hữu tại đây bao gồm lửa, ruồi, bợ, đen….. Các loài vạc thì có Vạc xám, Vạc xanh, Vạc đen…
Đảo Cò Chi Lăng Nam từ lâu đã được quy hoạch theo hướng phát triển du lịch bền vững. Khai thác hài hòa du lịch và bảo tồn tự nhiên. Các phương tiện thực hiện khi tham quan tại đây chỉ hoạt động thủ công. Như chèo đi thuyền quanh các đảo nhỏ, hoặc cá nhân thì đạp vịt. Bởi tiếng động lớn gây ra bởi máy móc rất dễ khiến bầy cò vạc xáo động xáo trộn.
Đến đây bạn sẽ được ngắm đa dạng các loại cò vạc với cảnh tượng hoàng tráng. Các đàn lớn lên tới hàng ngàn con. Khi di chuyển từng đàn từ lùm cây vút lên nền trời xanh gây xao động cả 1 vùng. Cộng với đó là âm thanh huyên láo vang xa.
Bạn có thể lựa chọn ở tại đây 1 đêm, bởi nếu xem kỹ thì khoảng 1 ngày mới hết các đảo. Cũng như tận hưởng cảnh sắc yên bình. Nơi đã được bầy chim chọn về làm tổ. Đặc biệt đàn cò, đàn vạc di chuyển kiếm ăn vào sáng sớm và trở về lúc chiều tàn thật hoàng tráng.
Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc
Đến Hải Dương bạn không thể không ghé thăm Côn Sơn – Kiếp Bạc. Đây là khu di tích lịch sử đặc biệt nổi tiếng nó gắn liền với tên tuổi các anh hùng dân tộc một thời như Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi. Hai đại nhân vật danh nhân văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Tại Côn Sơn bạn hãy leo lên sườn núi Kỳ Lân nơi có Bàn Cờ Tiên trên đỉnh núi để trải nghiệm cảm giác thoát tục giữa đất trời. Cũng tại nơi đây Nguyễn Trãi đã xây dựng ngôi nhà đặc biệt. Trên hòn đá “năm gian – Thạch Bàn” nơi ông sinh sống ngâm thợ luận văn dạy học trong thời gian cư ngụ tại đây.
Địa danh Kiếp Bạc lằm tại thung lũng núi Rồng khoảng đất rộng bằng phẳng. Nơi đây xây dựng đền Tam quan Kiếp Bạc nhìn ra con sông Thương (sông Lục Đầu). Với địa thế đẹp như lưỡng long chầu nguyệt. Nơi đây cũng là bến Bình Than nổi tiếng thời trần – nơi diễn ra hội nghị quân sự do vua Trần Nhân Tông triệu tập quyết định chiến dịch chống quân Nguyên Mông lần thứ 2.
Hãy tưởng tượng bạn đi thuyền trên sông Bình Than. Sau lưng đền Kiếp Bạc với núi Trán Rồng sừng sững, bên tả có núi Bắc Đẩu, bên hữu là núi Nam Tào. Cảnh đẹp địa thế như long chẩu hổ phục của non nước việt Nam.
Văn miếu Mao Điền “quốc học” thứ 2 Việt Nam ta
Truyền thống hiếu học tại Hải Dương xưa kia là rực rỡ nhất nhì. Bằng chứng để lại chính là địa danh Văn miếu Mao Điền tại Huyện Cẩm Giàng Hải Dương. Chỉ sau Văn Miếu Quốc Tử Giám tại Hà Nội về mặt quy mô và ý nghĩa lịch sử.
Địa danh lằm ở xã Cẩm Điền, Cẩm Giàng ngày nay. Đây được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt được vào thời Lê sơ cách đây khoảng 500 năm. Trước nơi đây được chọn làm trường thi Hương của trấn Hải Dương. Sau đó có tên Văn miếu Mao Điền thời Tây Sơn.
Địa danh Đền Đươi
Đền Đươi địa danh nay thuộc xã Thống Nhất Huyện Gia Lộc. Được xây dựng vào thế kỷ thứ 11 (nhà Lý). Ngôi đền có ý nghĩa lịch sử quan trọng, mang nhiều nét kiến trúc đặc trưng thời lý. Như một đại diện cho phong cách xây dựng đền chùa xưa thời Lý. Và đã được xếp hạn di tích cấp quốc gia vào năm 1991.
Đền Đươi thờ Nguyên phi Thái hậu Ỷ Lan – người 2 lần đứng lên nhiếp chính thời Lý. Mang lại sự ổn định ấm lo cho nhân dân đất nước dân tộc ta. Là phi của Lý Thánh Tông và mẹ của vua Lý Nhân Tông. Nơi đây còn được coi là 1 cơ sở cách mạng ở địa phương. Bởi xưa kia nó là trung tâm liên lạc kết nối với chiến khu Việt Bắc nơi nuôi dưỡng và che dấu nhiều cán bộ về công tác hoặc đi ngang qua..
Chùa Thanh Mai trung tâm phật giáo một thời
Chùa Thanh Mai nay thuộc xã Hoàng Hoa Thám Chí Linh. Chùa được xây dựng từ thế kỷ 13, đặc biệt lằm trên sườn núi Phật Tích (núi Tam Bảo hay núi Bái Vọng). Cũng chính nơi đây có mộ cụ Nguyễn Phi Khanh – Chính là thân phụ của anh hùng Nguyễn Trãi.
Có thể coi đây là trung tâm của Phật giáo Việt Nam. Xưa kia thiền sư Pháp Loa (vị Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm) đã trụ trì tại nơi đây. Chùa có khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp bao bọc bởi rừng phong bạt ngàn rộng hơn 100 ha.
Với ý nghĩa lịch sử quan trọng chùa đã được cải tạo và xây mới dựa trên những nền móng cũ. Nhiều bảo vật đã được đem về lưu dữ và thờ phụng nơi đây. Cụ thể là Bia “Thanh Mai Viên thông tháp bi” một trong nhiều bảo vật quốc gia quan trọng.
Quần thể di tích lịch sử văn hóa danh nam An Phụ
Trong đó đền An Phụ đi liền với Chùa Tường Vân – còn gọi là Chùa Cao nay thuộc An Sinh, Kinh Môn. Đền được xây dựng vô cùng đặc biệt nó nằm trên đỉnh núi cao nhất của dãy An Phụ. Được xây dựng vào thời Trần khoảng thế kỷ XIII – nơi thờ Trần Liễu (đây chính là thân phụ của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn). Đền gồm nhiều cụm công trình như tiền tế, trung từ và hậu cung mang lối kiến trúc đặc trưng của thời Trần.
Di tích Động Kính Chủ
Địa danh Kính Chủ hay còn gọi là Động Kính Chủ nay thuộc núi Kính Chủ, xã Phạm Mệnh. Hệ thống hang động có cấu trúc đặc biệt nhiều ngõ nhiều ngách quy mô hoành tráng. Có hang Dương Nham thông lên trời tạo ra khung cảnh uy nghi lẫm liệt.
Động Kính Chủ như là một ngôi đền của tự nhiên gian lớn chính giữa là bày bàn thờ Phật. Bên tả là thờ vua Lý Thần Tông và Lý Chiêu Hoàng. Bên hữu động thờ Thành Hoàng, Đức Ông… Nơi đây có 47 bia ma nhai – thờ các vị vua chúa, thành hoàng, thánh nhân những người có tài có đức, có công với xã tắc xưa kia. Các bức bia đặc biệt được chạm khắc trên đá tinh xảo thể hiện tài năng trạm khắc của ông cha ta.
Chùa Giám nơi chứa cửu phẩm Liên Hoa sơn thon thiếp vàng bảo vật quốc gia
Địa danh nay thuộc xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng. Chùa có bảo vật đặc biệt là tháp Cửu Phẩm Liên Hoa. Đây là toà tháp hình lăng trụ lục giác đặc biệt có 1 không 2 tại Việt Nam. Được chế tác hoàn toàn từ gỗ lim bất biến với thời gian.
Tháp cao trên 8 m và nặng khoảng 4 tấn được chạm trổ hết sức cầu kỳ và tinh xảo. Được tạo hình chia làm 6 mặt lục giác. Mỗi mặt có 3 bức gồm tượng Phật ở giữa và tượng Bồ Tát ở hai bên – Tổng mỗi tầng là 18 bức. Ngoài ra giữa các tầng tháp đều chạm khắc mô phỏng thân cây trúc.
Đặc biệt hơn tuy rất nặng lề nhưng có thể xoay được bởi 1 người bởi ở giữa tháp là một trục quay được chế tác khéo néo.
Các làng nghề truyền thống tại Hải Dương bạn nên ghé thăm
Làng gốm Chu Đậu
Làng Chu Đậu có nghề truyền thống làm gốm thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách. Nơi đây kỹ năng làm gốm đạt đến đỉnh cao về kỹ thuật và nghệ thuật. Hàng gốm đã được xuất khẩu và là mặt hàng nổi tiếng trên thế giới sánh ngang với các làng nghề gốm tại Trung Quốc.
Các hộ kinh doanh tại Làng gốm đã phất lên nhờ sản phẩm gốm. Không khí làm gốm kinh doanh gốm sôi động tại đây. Về thăm làng gốm bạn sẽ được thăm quan các công đoạn chế tác làm gốm. Ngắm nhìn nhiều sản phẩm đẹp bắt mắt. Hai cổ vật nổi tiếng của Làng tiêu biểu là chiếc bình Hoa Lam và bình Tỳ Bà còn được gọi là bình cha, bình mẹ. Hai bảo vật vô giá minh chứng cho tay nghề gốm cổ Chu Đậu.
Làng chạm khắc gỗ Đông Giao
Làng chạm khắc gỗ Đông Giao nay thuộc xã Lương Điền, huyện Cẩm Giàng. Với lịch sử trên 300 năm với bàn tay tài hoa của người dân nơi đây thì ngay nay nó đã rất phát triển. Mang lại đời sống ấm lo và kinh tế vững bền cho địa phương.
Dưới bàn tay của người thợ các tác phẩm khắc gỗ được thổi hồn sinh động. Chinh phục hoàn toàn du khách. Bạn hãy đến thăm quan và lựa chọn cho mình một sản phẩm ưng ý bạn nhé.
Làng rối nước Thanh Hải
Đến thăm Hải Dương bạn nên đến Làng rối nước Thanh Hải. Ngôi làng đặc biệt mang trong mình nghệ thuật truyền thống trăm năm của Việt Nam ta. Càng ngày nghệ thuật rối nước càng được nâng tầm, bạn dường như được sống lại cảm nhận cái hồn quê qua những tác phẩm rối nước khi đến thăm nơi đây.
Không gian truyền thống ao nước sân đình. Sân khấu là một thủy đình được xây dựng làm địa điểm biểu diễn. Các con rối được điều khiển khéo léo tạo lên những câu truyện dân dã hết sức thân thương. Các câu chuyện diễn ra tự nhiên đi vào lòng người xem, vô cùng cuốn hút.
Đặc sản tại Hải Dương
Bánh đậu xanh Hải Dương
Đặc sản nổi tiếng cả nước chính là bánh đậu xanh Hải Dương. Và đây là sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. Được khách hàng hết sức ưu chuộng. Xưa kia nó chỉ là một thức quà thưởng thức vào những dịp đặc biệt. Ngày nay nó đã được bà con toàn quốc thưởng thức hàng ngày như là một món ăn thông thường.
Có được như vậy bởi hương vị thơm ngon đặc trưng cuốn hút đặc biệt. Hấp dẫn người ăn, có thể thưởng thức ở nhiều nơi vào nhiều thời điểm. Món ăn vừa cao sang vừa dân dã làm từ nguyên liệu bình dân tại địa phương gồm đậu xanh, đường kính, mỡ lợn và dầu hoa bưởi.
Các nguyên liệu được phối trộn khéo léo hòa quyện hương vị tạo ra món ngon hấp dẫn. Chú ý khi thưởng thức bánh đậu xanh, hãy dùng cùng nước chè thì không còn gì thi vị hơn. Nó như đối lập bởi vị hơi chát xít đắng của nước chè sẽ tăng thêm cảm giác ngọt bùi của bánh. Thưởng thức xong bạn sẽ cảm thấy một sự hòa trộn không thể tốt hơn của hương và vị.
Bánh gai Hải Dương
Nổi tiếng gần như bánh đậu xanh là bánh gai Hải Dương. Hương vị thơm ngon hấp dẫn du khách được tạo nên từ những nguyên liệu ruộng vườn dân dã tại địa phương. Tạo ra món ăn bình dị mà vô cùng hút khách.
Như các loại bánh gai truyền thống khác bánh có hai phần gồm vỏ và nhân. Phần vỏ được làm gồm gạo nếp ngon và lá gai. Thêm phần nhân có dừa tươi, đường, mỡ lợn, đậu xanh, dừa và hạt sen. Tạo ra một loại bánh vừa thơm ngon ngọt bùi béo ngậy vô cùng.
Vải thiều Thanh Hà
Đặc sản nổi tiếng của vùng đất Thanh Hà, Hải Dương. Vải chín rộ vào khoảng tháng 5 tháng 6 màu sắc vô cùng bắt mắt. Khi được thưởng thức ngay những quả vải vừa được hái xuống thì bạn mới cảm nhận được thế vào là vải ngon.
Vị ngọt mát thanh nhẹ như chinh phục hoàn toàn người ăn. Cơm vài giày trắng trong giòn đều mùi thơm hấp dẫn. Ít giống vải nào đạt được độ ngon thuần khuyết như trên. Đây là một trong những sản vật tiến vua thời xưa được các vị vua chúa yêu thích.
Ngoài ra còn nhiều đặc sản khác như: Bánh chả rươi, Bún cá rô đồng, Bánh đa, … cũng là những món ăn thức quà nổi tiếng nơi đây.
Diadiemvui.net cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn có một hành trình khám phá đặc biệt khi đến với vùng đất này. Bài viết chỉ mang tính chất giới thiệu hãy tham khảo thêm người dân địa phương về thông tin các điểm đến. Bạn sẽ thấy chuyến đi của mình thú vị hơn rất nhiều.