Khu di tích lịch sử văn hoá Chùa Bà Đanh và núi Ngọc tại Kim Bảng Hà Nam

Một trong những điểm thăm quan nổi tiếng tại Tỉnh Hà Nam là di tích Chùa Bà Đanh Núi Ngọc. Di tích lịch sử văn hoá Chùa Bà Đanh có diện tích khoảng 10 ha địa danh nằm ở thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Công trình di tích lịch sử văn hoá có nhiều ý nghĩa lịch sử văn hoá lẫn kiến trúc độc đáo thể hiện một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước ta.

Hiện xã Ngọc Sơn nằm trên trục đường giao thông 22 nối đường 1A từ Ba Đa lên chợ Dầu. Đây là đầu mối giao thông quan trọng của Tỉnh Hà Nam. Rất gần Ninh Bình, Thanh Hóa hay ngược lên Hòa Bình cung đường hết sức thuận lợi. Khi muốn đến thăm quan khu di tích này chúng ta có thể đi theo 2 cách. Đi đường bộ từ thành phố Phủ Lý đi qua cầu Hồng Phú đi theo đường 22 khoảng 10km là đến di tích.

Hoặc đi đường sông thì đi đò từ thành phố Phủ Lý ngược  dòng sông Đáy khoảng 7 km là đến bến trước cửa chùa Bà Đanh. Vì Chùa Bà Đanh quay mặt hướng Nam ra sông Đáy, Chùa Bà Đanh có ba mặt được dòng sông Đáy bao quanh. Chùa Bà Đanh Núi Ngọc hiện nên rõ nét công trình có sự kết hợp tuyệt vời của thiên nhiên và bàn tay khối óc con người.

Khu Di Tích Chùa Bà Đanh

Khi đến tham di tích này bạn sẽ được hiểu rõ nguồn gốc của câu nói “Vắng như chùa Bà Đanh” bởi xưa kia chùa còn cách xa khu dân cư và hoang sơ nên rất ít người ghé thăm. Và buổi tối chỉ khi có việc thật sự cần thiết người ta mới lên đây và phải đốt đuốc và gõ chiếng để xua thú dữ. Nhưng ngày nay với sự phát triển kinh tế chùa được tôn tạo và trở thành một điểm di tích lịch sử văn hoá dân tộc. Được rất nhiều người ghé thăm hàng ngày và đã trở thành một thắng cảnh nổi tiếng trong cả nước.

Sơ lược kiến trúc chùa Bà Đanh

Đa số khách đến với di tích chùa này đi theo đường bộ qua cổng tam quan của chùa Bà Đanh. Cổng Tam quan có ba gian và được làm thành hai tầng thuận tiện cho du khách ghé thăm. Với nối kiến trúc truyền thống trong các đền chùa của Việt Nam tầng trên cùng có hai lớp mái lợp bằng ngói nam, xung quanh là sàn gỗ và hàng lan can là những trấn song con tiện làm bằng gỗ đẹp mắt cổ kính nó còn được sử dụng làm gác chuông cho chùa luôn. Phía dưới là ba gian rộng hệ thống cửa bằng gỗ lim quý.

Nổi bật ngay phía ngoài là hai cột đồng trụ và một đôi rồng chầu phía trên nóc tam quan ngay trung tâm. Tiếp đến là dãy tường bao. Phía trong có hai cổng nhỏ hơn hơn nổi bật với tám mái, cong hình bán nguyệt. Khi đến thăm quan bạn sẽ phải ra vào chủ yếu đi bằng hai cửa bên này. Và cổng chính giữa của nhà chùa chỉ khi có đại lễ mới được mở ra để khách có thể đi qua.

Sau khi vào qua khu tam quan, qua cổng nhỏ chúng ta bước vào khu vườn hoa. ở đây trồng nhiều Cau, Đại già lâu năm và nhiều loại hoa đặc trưng tại đền chùa như nhài, mộc, mẫu đơn càng làm tăng tính chất cổ kính cho ngôi chùa.

Tham khảo thêm thông tin Du lịch Hà Nam bạn nhé

Qua khu vườn hoa là sân lát gạch đỏ sạch sẽ và ngay ngắn. Hai bên là 2 dãy hành lang cũng được thiết kế xây dựng đặc biệt. Mỗi dãy gồm 3 gian có khung gỗ lim quý và cũng được lợp ngói lam phía ngoài là tường xây chắc chắn.

Đi hết dãy hành lang là nhà bái đường có năm gian, lợp ngói nam cổ kính. Kiến trúc nổi bật nên là đôi rồng chầu mặt nguyệt đặt trên bờ nóc giúp cho không gian thêm thiêng liêng cổ kính. Nhà bái nổi bật lên có bộ vì kèo đều chạm khắc tinh sảo ở hai mặt kiến trúc cổ xưa thể hiện sự khéo néo của bàn tay con người xưa.

Các hoa văn chạm khắc trên các vì kèo tinh sảo tính từ đông sang tây như sau:

Kèo 1: Thông và trúc hóa long, mặt hổ phù,  xà ngang có chạm khắc: Đào, mai, trúc, nho và lựu đẹp mắt.

Kèo 2: Hai bên chạm khắc mặt hổ phù và nghê chầu,  xà ngang chạm khắc: Phật thủ, quả đào, lựu, hoa hồng, cuốn thư, con dơi.

Kèo 3: Chạm khắc tứ linh, xà ngang chạm: Hoa hồng, cây thông, trúc thư, cuốn thư, kim tiền, đàn sáo đó là mặt trước.

Kèo 4: Chạm tứ linh, tùng, mã, mai, điểu phía sau bầu rượu cuốn thư. Xà ngang chạm đàn nguyệt, đàn tranh, sáo, phách,

Kèo 5: Chạm mai, hồng, đàn tranh, bút lông, quạt và bầu rượu, ngũ phúc. Mặt sau còn có ngũ long tranh châu

Kèo 6: Chạm mặt hổ phù, quả đào, quả lựu trúc hóa, hoa hồng.

Tất cả vì kèo được chạm khắc tinh tế là 1 kho tàng cho các nhà sử học và kiến trúc tham khảo. Đề tài tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai). Còn ở động vật thì có các đề tài tứ linh (long, ly, quy, phượng). Linh thiêng thì có lưỡng long chầu nguyệt …  Khác với ở 1 số đền chùa khác thì các hình chạm ở đây chủ yếu là động thực vật, không thấy các vị la hán hay thần tiên ngự trị. Nó thể hiện được sự hòa nhập của thiên nhiên và cuộc sống, của đất trời để tạo nên sự hòa hợp trong một sự thống nhất.

Tiếp theo là nhà trung đường cũng gồm năm gian, cũng đươc lợp ngói nam cổ kính. Với nối thiết kế đền chùa đặc trưng mặt trước là hệ thống cửa bức màn, với chấn song con tiện được làm bằng gỗ quý chắc chắn, dày dặn chạm khắc hoặc bo tròn hay trụ vuông đa dạng đan xen tạo nên sự hài hoà cần thiết.

Tiếp đến là nhà thượng điện có ba gian. Mặt phía sau và hai bên được xây tường bao. Nối vào phía trước là hệ thống cửa gỗ lim. Với nối kiến trúc tam cấp trong đền chùa xưa thì lòng trong nhà ở đây so với các khu nhà bái đường và trung đường được xây cao vượt hẳn lên tuy nhiên nó hẹp hơn.

Toàn bộ khu di tích được cải tạo xây dựng kết nối chặt chẽ với 2 bên hành lang chạy dọc từ cửa vào phía hai bên là các dãy nhà cầu nối các công trình lại với nhau và kéo dài xuyên suốt đến nhà tổ cho tới các công trình phụ khác. Cụm công trình kép kín khi tham quan khách hành hương cũng như người trong chùa đi lại rất thuận lợi không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động bên ngoài.

Các công trình nhà ở phục vụ nằm ở Phí Tây chùa là khu nhà ngang được xây dựng năm gian dành cho người tu hành, và làm nơi thờ các vị tổ đã trụ trì ở đây cùng các công trình phụ như: bếp, khu vệ sinh… Còn ở phía Đông khu chùa là phủ thờ mẫu.

Đi tiếp là nhà thượng đường của chùa Bà Đanh. Nổi bật là tượng thờ như tượng Tam thế, tượng Ngọc Hoàng và thái thượng Lão Quân uy nghi lẫm liệt. Và đặc biệt pho tượng Bà Đanh được tạc theo tư thế toạ thiền oai nghiêm trên chiếc ngai đen bóng. Tượng được tạc sắc nét tỉ mỉ toát lên khuôn mặt đẹp, hiền từ, đầy nữ tính, gần gũi và thân thiết của Bà Đanh. Khác biệt với các bức tượng truyền thống ở đền chùa khác có dáng vẻ siêu thoát, thần bí.

Tổng kết lại quần thể di tích chùa Bà Đanh gồm nhiều công trình với gần bốn mươi gian (chưa kể hệ thống nhà cầu) đan xen, bổ trợ cho nhau thành một quần thể khép kín phục vụ người tu hành và khách tham quan. Để có được công trình như ngày nay thì đã phải trải qua nhiều lần tu sửa nhiều lần bổ sung và tôn tạo. Các công trình tam quan, hành lang, nhà bái đường đến thượng điện đều được xây dựng theo phong cách đền chùa cổ xưa. Đối xứng theo một trục chính ở giữa. Độ cao được nâng dần lên từ ngoài vào trong trên cùng là thượng điện linh thiêng.

Núi ngọc ngọn núi hùng vĩ linh thiêng

Núi Ngọc ngọn núi linh thiêng hoang sơ

Sau khi tham quan và chiêm bái xong chùa Bà Đanh du khách có thể tham quan hoặc thực hiện dã ngoại tại địa danh Núi Ngọc. Nó nằm cách chùa Bà Đanh 100m về phía bắc rất thuận lợi cho du khách khi đi từ chùa Bà Đang sang. Hoặc nếu bạn chỉ thực hiện chuyến dã ngoại tới núi ngọc thì có thể chọn hành trình từ thành phố Phủ Lý, đi ngược sông Đáy khoảng 7 km tới bến Đanh sau đó đi tiếp 100m là đến núi Ngọc.

Thiên nhiên hũng vĩ trên núi dưới sông tạo nên cảnh sắc không thể đẹp mắt hơn. Tới đây dường như mọi mệt nhọc sẽ tan biến. Con người được hoà mình vào thiên nhiên để được cảm thấy nhỏ bé được ấp ôm diệu kỳ. Vì vậy khi nhắc tới nơi đây người ta thường nhắc Chùa Bà Đanh Núi Ngọc đi kèm với nhau tuy 2 mà là 1.

Chân Núi ngọc nằm sát mặt nước sông Đáy nó được hình thành bởi biến động địa chất nên nó là ngọn núi đá vôi trong hệ thống núi đá kéo dài từ Hòa Bình xuống theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Nhưng  như là một sự khẳng định núi Ngọc nằm tách riêng, ngăn cách vệt dãy núi kia bằng con sông Đáy hiền hoà.

Núi tuy không cao cho những du khách thích khám phá mạo hiểm nhưng ở đây dân địa phương có ý thức giữ gìn nên cây cối cảnh vật vẫn hoang sơ làm nao nứt lòng người. Du khách đứng trên ngọn núi có cảm tưởng như được tách riêng biệt khỏi sự ồn ào náo nhiệt của cuộc sống hiện đại để hòa mình vào sự yên tĩnh thuần khiết của thiên nhiên với núi, sông, cây cỏ.

Quần thể tham quan chùa Bà Đanh và Núi Ngọc nằm hoàn toàn biệt lập với khu dân cư ngày nay còn được tôn tạo bảo vệ. Địa hình thì trên núi, dưới sông đền chùa linh thiên nên vẫn dữ được nét cổ kính ít bị cuộc sống của con người xâm phạm là một danh lam thắng cảnh của đất Kim Bảng tỉnh Hà Nam đáng để bạn đến đây một lần thưởng lãm. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết tại diadiemvui.net chúc bạn có những chuyến đi đầy ý nghĩa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *