Tham quan bảo tàng Dân tộc học Việt Nam biết thêm về nét văn hóa dân tộc ta

Đến với bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tại Hà Nội bạn có thể chiêm ngưỡng các tư liệu, hiện vật về văn hóa và lịch sử của 54 dân tộc an hem của Việt Nam. Giúp bạn có thêm kiến thức về đời sống sinh hoạt văn hóa lịch sử của các dân tộc ta. Cũng như thêm yêu đồng bào thêm yêu tổ quốc. Qua đó giúp tâm hồn của mình thêm trải nghiệm phong phú hơn.

Vì vậy khi có dịp du lịch Hà Nội bạn đừng quên ghé thăm Bảo tàng Dân tộc học tại đây bạn nhé. Tham khảo bài viết sau của diadiemvui.net để có thêm kinh nghiệm trước khi đến thăm quan giúp bạn hiểu hơn về nó bạn nhé.

Tham quan bảo tàng dân tộc học Việt Nam tại Hà Nội
Tham quan bảo tàng dân tộc học Việt Nam tại Hà Nội

Vị trí bảo tàng Dân tộc học ở đâu? Thời gian thăm quan

Bảo tàng dân tộc học thuộc quận Cầu Giấy. Vị trí cụ thể tại số 1 đường Nguyễn Văn Huyên, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Du khách nước ngoài biết đến bảo tàng với cái tên tiếng anh là Vietnam Museum of Ethnology. Ngoài hoạt động thường xuyên mở cửa đón khách thăm quan thì tại đây thường tổ chức các sự kiện hoạt động văn hóa nghệ thuật mang lại đời sống văn hóa đa dạng cho người dân thủ đô và du khách nói chung.

Thời gian mở cửa Bảo tàng Dân tộc học từ 8h00 đến 17h30 và từ thứ 3 – Chủ Nhật, thứ 2 nghỉ vệ sinh và bàn giao công việc. Vì vậy nếu muốn thăm quan bạn hãy đến vào thời gian mở cửa này bạn nhé. Bảo tàng là nơi lưu dữ nhiều hiện vật thể hiện đời sống văn hóa phong phú của 54 dân tộc anh em rất phù hợp với du khách đam mê tìm hiểu, khám phá Việt Nam.

Giá vé vào cửa và quy mô của bảo tàng

Hiện giá vé vào thăm quan bảo tàng Dân tộc học là 40.000 VNĐ/người. Các đối tượng được ưu tiên là học sinh và sinh viên, người cao tuổi, khuyết tật, dân tộc thiểu số được miễn giảm 50% (nhớ mang theo giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng ưu tiên). Tại đây bạn cũng có thể thuê thêm các dịch vụ hướng dẫn thuyết minh. Tùy theo nhu cầu đoàn hay cá nhân mà bạn có thể hỏi trực tiếp để biết giá dịch vụ. Từ 50 đến 100 nghìn tùy điểm, tùy khu.

Xem thêm: thành cổ Cổ Loa Hà Nội 

Quy mô của bảo tàng rộng khoảng 3,27ha. Trong bảo tàng có công trình kiến trúc mới lạ như là phòng trưng bày lộ thiên và được ví như một bức tranh thu nhỏ về đồng bào 54 dân tộc anh em. Cũng tại đây có rất nhiều hiện vật sưu tầm qua nhiều kênh để trưng bày. Thông thường như dụng cụ sinh hoạt và liên quan đến văn hóa thì có trang sức, y phục, vũ khí, tôn giáo, nhạc cụ, tín ngưỡng…

Quá trình xây dựng và phát triển của bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Bảo tàng bắt đầu được nhen nhóm nên ý tưởng xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ 20. Cho đến tháng 10/1995 thì có quyết định chính thức xây dựng thành lập. Và đến tháng 11/1997 bảo tàng chính thức được tổ chức lễ khánh thành với quy mô hoàng tráng.

Các địa điểm thăm quan trong bảo tàng Dân tộc học

Hiện tại bảo tàng gồm có 3 khu trưng chính: Là tòa Trống đồng, Vườn Kiến trúc, tòa Cánh diều. Mời bạn sơ lược thông tin của 3 địa điểm này bạn nhé.

Có thể bạn quan tâm: Thông tin du lịch Hà Nội

Tòa Trống đồng

Tòa nhà Trống đồng được xây dựng hoàn thiện thời gian gần đây và liên tục được bổ sung nhiều hiện vật. Là tòa nhà 2 tầng được nên ý tưởng và thiết kế bởi kiến trúc sư Hà Đức Thịnh (người Tày). Nó mô phỏng theo hình chiếc trống đồng của văn minh Đông Sơn. Vì vậy nó còn được gọi là tòa nhà trống đồng hiện vật có tính biểu tượng rất lớn của dân tộc ta.

Hiện tòa Trống đồng có tổng diện tích toàn bộ khu trưng bày khoảng 2000 m2. Nó được hoàn thiện và khai trương vào tháng 11/1997. Phần lớn tòa nhà được dành để trưng bày về những hiện vật, ảnh hay các thước phim về 54 dân tộc anh em.  Tại đây còn trưng bày nhiều nghiên cứu sâu về văn hóa các dân tộc có ý nghĩa tham khảo sâu sắc hấp dẫn.

Tòa nhà trống đồng điểm nhấn tại bảo tàng dân tộc học
Tòa nhà trống đồng điểm nhấn tại bảo tàng dân tộc học

Khi bạn vào thăm quan nơi đây bạn sẽ được hướng dẫn đi theo lộ trình tham quan nhất quán logich lý thú. Tòa Trống đồng gồm 9 phân khu chính trưng bày lần lượt nhiều hiện vật. Ngoài ra tại đây còn có một không gian để tổ chức các sự kiện trưng bày hiện vật.

Tòa Cánh diều

Như tòa nhà trống đồng thì tòa nhà cách diều cũng được thiết kế vô cùng độc đáo. Nó hình cánh diều no gió đang bay trên trời cao. Đây là tòa nhà 4 tầng, được xây dựng từ tháng 6/2007 nhưng mãi đến năm 2013 mới khai trương và đưa vào hoạt động. Khác với tòa trống đồng tòa Cánh diều trưng bày về chủ đề dân tộc không phải gốc Việt nhưng có đời sống gần gũi với chúng ta cụ thể là các dân tộc Đông Nam Á.

Được nên ý tưởng thiết kế xây dựng bởi các kiến trúc sư của Đại học Xây dựng Hà Nội. Tòa nhà mô phòng theo cánh diều. Đây là nét văn hóa truyền thống đặc trưng của các dân tộc anh em trong cộng đồng Đông Nam Á.

Lần lượt trưng bày các chủ đề là văn hóa Đông Nam Á, Một thoáng châu Á, Tranh kính Indonesia, Vòng quanh thế giới. Và cũng có phòng đặc biệt chuyên để tổ chức sự kiện trưng bày hiện vật nhất thời gồm hội trường phòng chiếu phim tuyên truyền văn hóa và cho các hoạt động giáo dục.

Vườn Kiến trúc

Khác với 2 tòa nhà trên thì khu trưng bày ngoài trời chính là Vườn Kiến trúc. Nó được xây dựng bắt đầu từ năm 1998 đến năm 2006 hoàn thiện và đưa vào sử dụng với quy mô rộng nên tới 2 ha. Tham quan nơi đây bạn sẽ được ngắm nhìn chiêm ngưỡng 10 công trình kiến trúc dân gian độc đáo đặc trưng của 10 dân tộc Việt Nam. Cụ thể là khuôn viên nhà người Chăm, nhà Rông Bana, nhà người Việt cổ, nhà mồ Giarai, nhà Dài Ê Đê, nhà mồ Cơ tu, nhà sàn Tày, nhà trệt Hmông, nhà trình tường của người Hà Nhì và nhà nửa sàn nửa trệt của người Dao. Các công trình đều được xây dựng mô phỏng tỉ mỉ đúng với nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc. Nó một phần thể hiện quan điểm văn hóa riêng biệt độc đáo của từng dân tộc.

Khu vườn kiến trúc tại bảo tàng dân tộc học
Khu vườn kiến trúc tại bảo tàng dân tộc học

Ngoài ra tổng hòa thiết kế còn được bao phủ bởi nhiều loại cây cối xanh ngát. Cộng thêm dòng suối nhân tạo mát lành tạo nên cảnh quan hài hòa tươi mát giữa lòng thủ đô.

Các hoạt động, sự kiện văn hóa cần lưu ý khi đến nơi đây

Hiện để thu hút thêm du khách, hàng tuần bảo tàng đều có lịch tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật đặc sắc. Tùy vào thời điểm bạn đến thăm quan sẽ có những sự kiện cụ thể. Cố định vào thứ Bảy, Chủ Nhật hàng tuần, bạn được thưởng thức những màn múa rối nước dân gian với nhiều tiết mục hấp dẫn từ các đoàn múa rối nước chuyên nghiệp từ khắp nơi tới biểu diễn.

Đến đây bạn còn được trải nghiệm hay tìm hiểu về làng nghề thủ công đặc sắc mang nhiều nét dân gian xưa. Như dệt chiếu, dệt thổ cẩm, đan lát mây tre, làm gốm, khoan nòng súng, làm giấy dó, làm đồ chơi dân gian, in tranh Đông Hồ. Bạn cũng có thể xin làm thử để trải nghiệm thêm nhiều điều thú vị của cuộc sống.

Thăm quan: thành cổ Sơn Tây Hà Nội

Một số kinh nghiệm hay lưu ý khi tham quan bảo tàng Dân tộc học

Để được tìm hiểu trọn vẹn về 54 dân tộc anh em thì tốt nhất bạn nên đi theo nhóm nhỏ và thuê thêm hướng dẫn điểm thuyết minh chi tiết thêm cho bạn. Dành nhiều thời gian nghiên cứu tìm hiểu thêm thông qua sách hay điện thoại thông minh trong quá trình tham quan sẽ giúp chuyến tham quan có ý nghĩa hơn.

Một số lưu ý các hành sự ở nơi đông người như không để tiền hay đồ vật giá trị cao tại nơi gửi đồ, giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi tuân thủ quy định tham quan tại bảo tàng. Không tự tiện sờ vào hiện vật trưng bày và gây ồn ào quá mức.

Tham quan bảo tàng Dân tộc học Việt Nam biết thêm về nét văn hóa dân tộc ta
Tham quan bảo tàng Dân tộc học Việt Nam biết thêm về nét văn hóa dân tộc ta

Kết luận tham quan bảo tàng dân tộc học

Đây là chuyến đi vô cùng thú vị và hấp dẫn bạn nhé. Bạn có thể tìm hiểu nét văn hóa riêng biệt của 54 dân tộc anh em làm nên nét văn hóa của dân tộc ta. Cũng thông qua đó bạn biết được đời sống sinh hoạt tinh thần tương thân tương ái bao bọc nhau. Hiểu về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước đoàn kết.

Cũng thông qua các hiện vật trưng bày và với nhiều hoạt động thú vị. Cho bạn thêm tự hào và đề cao lòng tự tôn dân tộc. Diadiemvui.net chúc bạn có một chuyến thăm quan thú vị và thêm nhiều trải nghiệm hấp dẫn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *