Các điểm thăm quan tại Huế không thể bỏ qua

Chắc hẳn khi bạn đi du lịch đến từng địa phương cụ thể đã chuẩn bị cho mình một hành trình cụ thể. Với bài viết sau diadiemvui xin giới thiệu với các bạn các điểm thăm quan tại Huế không thể bỏ qua khi bạn đến với vùng đất này. Cập nhật các địa điểm này để bạn không bỏ qua chúng khi đến với vùng đất thân thương này bạn nhé.

Nổi tiếng số 1 và khi nhắc tới Huế ai cũng biết tới là Hoàng Thành Huế vì vậy khi tới với Huế chắc nơi đầu tiên ai cũng muốn đi một lần đó là Hoàng thành Huế với lịch sử trải dài hàng trăm năm huy hoàng rực rỡ. Về mốc thời gian Hoàng Thành được bắt đầu khởi công xây dựng năm 1804, với quy mô và yêu cầu khắt khe về kỹ thuật thì mãi đến năm 1833 đời vua Minh Mạng mới hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện tại đây với khoảng hơn 100 công trình đan xen nối tiếp có hệ thống tráng lệ.

Theo kiến trúc xưa các bậc đế vương thường xây tối thiểu 3 vòng thành bảo vệ. ở đây cũng không ngoại lệ Hoàng Thành là vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế. Nó có chức năng bảo vệ các công trình cung điện năng tẩm các toà nhà quan trọng nhất của triều đình phục vụ cho đế chế. Và đặc biệt bảo vệ nhà của vung hay còn gọi Tử Cấm Thành – nơi dành riêng cho vua và hoàng gia ở.

Ở đây bạn có thể biết tới 1 danh từ nữa là Đại Nội Huế là tên gọi chung của Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Nghĩa là Khu vực phía trong rộng lớn phục vụ cho các hoạt động đầu lão của đất nước và là nơi ở của các bậc vua chúa, các yếu nhân thời Nguyễn.

Địa điểm Hoàng thành Huế

Được coi là di tích cấp quốc gia nên ngày nay Hoàng thành Huế đã được bảo tồn tu sửa và phục dựng nhiều do đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh bị phá hủy một phần. Đặt chân nơi đây bạn sẽ thấy các hạng mục của Hoàng thành Huế hầu như giữ được vẻ đẹp ban đầu của nó không còn dấu vết của sự phá huỷ thể hiện được cái hay cái tình tình của người thợ nơi đây.

Khi đến đây bạn sẽ được trực tiếp tham quan các hạng mục công trình lớn nhỏ nhớ tìm hiểu thông tin trước để có 1 hành trình ý nghĩa hơn (Kiểu từ lý thuyết đến thực tế). Cụ thể có thể điểm qua các cụm công trình nhỏ tại đây như sau:

  • Khu tổ chức hành đại lễ
  • Ngọ môn
  • Điện Thái Hòa
  • Khu vực các miếu thờ

Còn các công trình được bố trí dọc theo Hoàng thành theo thứ tự từ trong ra ngoài khi bạn tới thăm quan nơi đây có thể nhìn thấy bao gồm:

  • Triệu Tổ Miếu ở bên trái thờ Nguyễn Kim.
  • Thái Tổ Miếu thờ các vị chúa Nguyễn.
  • Hưng Tổ Miếu ở bên phải Nguyễn Phúc Luân.
  • Thế Tổ Miếu thờ các vị vua nhà Nguyễn.

Khu vực Tử cấm thành: Bao gồm một vòng tường bao quanh một số cung điện như

  • Điện Cần Chánh (nơi vua tổ chức lễ Thường triều).
  • Điện Càn Thành (chỗ ở của vua),
  • Cung Khôn Thái (chỗ ở của Hoàng Quý phi),
  • Lầu Kiến Trung (từng là nơi ở của vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương
Toàn cảnh khu Hoàng Thành Huế
Toàn cảnh khu Hoàng Thành Huế

Du ngoạn Sông Hương nghe nhã nhạc cung đình

Đến Huế mà chưa ngồi trên thuyền rồng nhâm nhi ly rượu, bia, nghe nhã nhạc cung đình trên suốt quá trình thuyền chạy dọc Sông Hương thì chưa phải đến Huế. Một cảm giác khó quên các bạn ạ, nó vừa êm đềm, vừa thơ mộng sống chậm và cảm nhận đúng với cách sống của người Huế thân thương.

Để sử dụng dịch vụ ngồi thuyền du ngoạn sông Hương bạn có thể đến chân cầu Trường tiền để có thể thuê thuyền.  Tùy vào sĩ số của đoàn hoặc bạn có thể bao trọn hay ghép để có thể tham gia một chuyến du ngoạn sông Hương thú vị nhớ mãi không quên.

Cảm giác bồng bềnh dòng sông chầm chậm lướt qua khung cảnh thơ mộng xanh mướt. Hai bên bờ sông là các làng mạc thấp thoáng, rợp bóng cây của Vĩ Dạ, Ðông Ba, Gia Hội, Nam Phổ, Bao Vinh. Sông Hương êm đềm trôi chầm chậm còn mang theo mùi thơm của các loài hoa xứ Huế. Cảm giác vừa xa vừa lạ như được trở về với tuổi thơ mới mẻ thật khó quên.

Vừa đi bạn lại được nghe những khúc nhạc đặc trưng của Huế, nhã nhạc cung đình đặc sản âm nhạc của xứ Huế mộng mơ. Và say ngăm những con thuyền Huế xuôi ngược, dọc ngang với điệu hò man mác, trầm tư, sâu lắng của người Huế. Thật khó có thể dùng một chút lời lẽ để diễn tả hết được cái hay cái đẹp nơi đây hãy 1 lần cảm nhận nó khi đến với xứ này bạn nhé.

Dòng sông Hương thơ mộng đã đi vào thơ ca
Dòng sông Hương thơ mộng đã đi vào thơ ca

Đi bộ trên cầu Trường Tiền

Nếu có nhiều thời gian đến với Huế hãy 1 lần cảm nhận vẻ đẹp từ tâm hồn bằng các đi bộ qua cầu Trường Tiền bạn sẽ thấy cuộc sống chôi chậm hơn thi vị hơn. Về mặt lịch sử cầu được bắt đầu xây dựng năm Thành Thái thứ 9 tức năm 1897 bởi người Pháp và đã trải qua nhiều lịch sử thăng trầm được xây cất, tu tạo điều chỉnh kiến trúc nhiều lần.

Cầu dài hơn 401 m, rộng hơn 6 m bao gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược (hay còn gọi là hình bán nguyệt) trải qua tu tạo nhưng hình dáng đó về cơ bản được giữ nguyên cho tới ngày nay. Và lần cải tạo lớn nhất vào thời vua Bảo Đại năm 1937 Cầu đã được mở rộng hành lang hai bên cho xe đạp và người đi bộ. Thêm khu vực vị trí trụ cầu giữa đắp thêm các ban công rộng hơn giúp du khách có thể nghỉ chân, ngắm cảnh hay tránh nhau tại đây.

Cầu Trường Tiền hay có cái tên khác là Cầu Tràng Tiền với sự nổi tiếng và lịch sử lâu đời khách nước ngoài rất thích đến thăm quan nơi  đây và họ rất thích hoạt động trải nghiệm cảm giác đi bộ qua Cầu Trường Tiền bởi có nhiều thi vị mà chỉ người trải nghiệm mới biết, bạn hãy thử ngay bạn nhé.

Đia danh cầu Trường Tiền nổi tiếng
Đia danh cầu Trường Tiền nổi tiếng

Cầu gỗ Lim

Khác với Cầu Trường Tiền lịch sử trăm năm thì Cầu Gỗ Lim là cây cầu mới được hoàn thành gần đây. Cùng với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Huế, mới đây nó đã được cập nhật và là một địa danh mới đáng để tới khi đến với vùng đất này. Nằm trong dự án phát triển du lịch 2 bên bờ sông Hương. Người dân địa phương và du khách gần xa đã có ngay một địa điểm check in mới lạ, độc đáo nằm bên bờ sông Hương Cầu đi bộ bằng Gỗ Lim (đường đi bộ trên sông Hương), chuyên phục vụ cho khách thăm quan ngắm cảnh Huế bên bờ sông Hương thơ mộng.

Cổng vào hoành tráng cộng với 1 bên là công viên với nhiều cây xanh, một bên là dòng Hương Giang tạo cho bạn cảm giác đứng giữa thiên nhiên đất trời ngay tại Thành phố Huế xinh đẹp. Cầu có chiều dài khoảng 450m, rộng 4m được lát bằng gỗ lim Nam Phi đắt đỏ dày 5cm. Với hệ thống lan can 2 bên chắc chắn đặt thêm nhiều bồn hoa, cây cảnh tạo cảnh quan lung linh xanh mát rực rỡ. Đặc biệt vào buổi tối càng trở nên tuyệt vời, lung linh rực rỡ hơn nữa bởi hệ thống chiếu sáng vô cùng công phu bắt mắt được thiết kế riêng cho cây cầu.

Cầu gỗ Lim
Cầu gỗ Lim

Lăng Khải Định

Quần thể di sản di tích Huế phải kể đến đầu tiên là quần thể các lăng tẩm của các bậc vua chúa thời Nguyễn với nhiều vẻ đặc trưng riêng biệt mà không nơi đâu có được. Mỗi lăng là 1 tác phẩm nghệ thuật riêng mang tính cách của bậc đế vương xưa cụ thể.

Đứng đầu là Lăng Khải Định có thể coi là tác phẩm của nghệ thuật khảm sành xứ Huế xưa đã được kết tinh. Vào thời bấy giờ các loại hình nghệ thuật trang trí kiến trúc cung đình Huế, khảm sành sứ được đánh giá có vai trò và vị trí quan trọng hàng đầu. Chính nghệ thuật này đã tạo nên diện mạo tiêu biểu cho kiến trúc cung đình triều Nguyễn nổi tiếng 1 thời huy hoàng mà trào lưu nghệ thuật này chính là được kết tinh thể hiện cái tinh tuý qua công trình Lăng Khải Định.

Về mặt lịch sử Lăng Khải Định còn gọi là Ứng Lăng, là lăng mộ của vua Khải Định (1885 – 1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, toạ lạc trên núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế, nay thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vào thời kỳ này kinh tế phát triển triều chính ổn định nên việc xây lăng tẩm đền đài cũng được hết sức trú trọng giúp công trình có tầm vóc quy mô và tinh xảo hơn.

Lăng Khải Định
Lăng Khải Định

Lăng Minh Mạng

Về quy mô thì Lăng Minh Mạng còn hoành tráng hơn. Bởi sau khi lên ngôi được 7 năm, vua Minh Mạng đã lên kế hoạch xây dựng lăng tẩm cho mình. Lăng Minh Mạng được khởi công xây dựng vào năm 1840 và mất 3 năm mới hoàn thành qua 2 đời vua là Minh Mạng và Thiệu Trị tức là vào năm 1944. Công trình quy mô lớn nên đã dùng tới 13 nghìn thợ cộng binh lính để xây dựng.

Vua Minh Mạng đã chọn xây lăng là ở núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng. Nơi đây là nơi hợp lưu của hai con sông Tả Trạch và Hữu Trạch để tạo thành dòng sông Hương ngày nay. Khoảng cách rất gần tới trung tâm Tp. Huế chỉ khoảng 12km. Vì vậy có thể lựa chọn phương tiện di chuyển bằng thuyền du lịch trên sông Hương tự do ngắm cảnh 2 bên dòng sông xanh mát thư giãn trước khi đến thăm quan nơi này. Hoặc đến lăng Minh Mạng bằng xe máy, ô tô qua quốc lộ 49 cũng rất thuận tiện.

Lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mạng

Lăng Tự Đức

Cũng là một cụm công trình chứa nhiều ý nghĩa lịch sử quan trọng Lăng Tự Đức ngày nay lằm ở xã Thủy Biểu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Là một quần thể công trình kiến trúc lúc đầu có tên Vạn Niên Cơ sau đó là Khiêm Cung, Khiêm Lăng. Nổi bật là kiến trúc cầu kỳ xây dựng trong khủng cảnh phong cảnh sơn thủy hữu tình.

Được khơi công xây dựng vào năm 1866 đến năm 1873 mới được hoàn thành do quy mô công trình và bị gián đoạn do sự nổi dậy trước áp bức và điều kiện lao động khổ sai khi xây dựng lăng này. Đây là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của các vị vua triều Nguyễn. Quý khách có thể đi taxi hoặc xe cá nhân khi đến thăm Lăng Tự Đức.

Lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức

Lăng Dục Đức ( Hay còn gọi là An Lăng)

Toạ lạc tại Phường Phước Vĩnh , An Cựu, TP Huế ngày nay chỉ cách trung tâm 2 km. Khác với các Lăng khác bên trong là nơi chôn cất và thờ cúng 3 vị vua Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân. Diện tích toàn khu khoảng gần 6 ha vì vậy muốn nghiên cứu tìm hiểu nó trong chuyến du lịch Huế thì bạn phải dành quỹ thời gian 1 ngày cho cụm công trình này.

Khu Lăng Dục Ðức thường dùng hiện nay là khái niệm để chỉ toàn bộ quần thể kiến trúc nằm trong một khu vực trong đó có lăng vua Dục Ðức. An Lăng nằm ở khu vực trung tâm, diện tích khoảng 1 ha. Được xây dựng sau khi vua Thành Thái lên ngôi năm 1889. Đây là khu lăng mộ hình thành trong bối cảnh lịch sử nhiều biến động rối ren nên nó bao hàm nhiều cụm công trình.

Lăng Dục Đức( An Lăng)
Lăng Dục Đức( An Lăng)

Lăng Đồng Khánh

Được xây dựng đầu năm 1888 Về mô thức kiến trúc, lăng Đồng Khánh có khoảng 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ với mật độ tương đối dày. Lăng Đồng Khánh còn có tên gọi khác là Tư Lăng là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế rất thuận tiện cho các bạn ghé thăm.

Bên cạnh Lăng đồng khánh là cụm lăng Tự Đức, lăng Kiên Thái Vương, lăng bà Từ Cung; lăng bà Thánh Cung, xa hơn là lăng Tá Thiên Nhân, và lăng Thiệu Trị. Quây quần tạo ra một quần thể lăng tẩm quy mô uy nghiêm linh thiêng.

Lăng Đồng Khánh

Di tích chùa Thiên Mụ

Địa danh chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ. Nay thuộc phường Kim Long, thành phố Huế, nó cách Hoàng Thành Huế khoảng 3 km. Được xây dựng 1601 đời chúa Nguyễn Hoàng và được cải tạo tu bổ xây dựng cho đến nay.

Chùa Thiên mụ tại Huế
Chùa Thiên mụ tại Huế

Chùa Thiên mụ với ý nghĩa lịch sử và kiến trúc độc đáo được mệnh danh là đệ nhất cổ tự cố đô.  Trong chùa có Đại Hồng Chung – chiếc chuông lớn,nặng tới trên hai tấn, cùng nhiều kinh sách quý giá. Cụm 20 công trình kiến trúc trong chùa uy nghi lẫm liệt thể hiện quy mô to lớn của địa danh này.

Như vậy diadiemvui.net đã sơ lượt cho bạn về các điểm thăm quan bạn nên đến khi đến với vùng đất Huế thân thương. Nếu có dịp đến với bảo tàng tự nhiên lớn nhất của Việt Nam hãy cố gắng dành thời gian ghé thăm những địa điểm này bạn nhé. Trong khuân khổ bài viết chỉ cung cấp được kiến thức sơ bộ cho bạn. Chúng tôi sẽ có thêm nhiều bài viết để bạn tham khảo nếu muốn có những kiến thức chuyên sâu hơn về 1 thời lịch sử huy hoàng của dân tộc Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *